Người dân đến làm thủ tục tại bộ phận một cửa của huyện.
Nếu như trước đây, hoạt động chứng thực truyền thống phải qua 4 bước. Đầu tiên, cán bộ tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ cần chứng thực của công dân có nhu cầu. Sau đó, chuyển sang bộ phận tư pháp giám định tính xác thực của giấy tờ, hồ sơ đó và chuyển lại cho cán bộ ở bộ phận một cửa phô tô bản sao. Bước cuối cùng là trình lãnh đạo xã, phường kí xác nhận rồi chuyển cho bộ phận đóng dấu và trả kết quả cho công dân. Hiện nay, triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử trên Cổng dịch vụ công quốc gia, người dân và doanh nghiệp có thể thực hiện trực tuyến hoàn toàn đối với đa số các TTHC đã được cung cấp trên môi trường điện tử. Một bản sao chứng thực điện tử có thể sử dụng cho nhiều bộ hồ sơ trực tuyến khác nhau (thay vì mỗi bộ hồ sơ phải có một văn bản chứng thực riêng). Do vậy, từ đầu năm 2024 đến nay, huyện Sơn Dương đã thực hiện chứng thực bản sao điện tử được trên 1.570 hồ sơ.
Trong thời gian tới, Phòng Tư pháp huyện Sơn Dương tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ về chứng thực bản sao điện tử từ bản chính cho cán bộ, công chức làm nhiệm vụ chứng thực tại hai cấp huyện, xã. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền những tiện ích khi thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính giúp người dân hình thành thói quen, nhu cầu, thường xuyên sử dụng dịch công trực tuyến.
Thanh Nguyên